Cập nhật lúc: 1/19/2015 12:10:58 PM

Công chứng viên cần những gì?

Mục đích
Quản lý nhà nước đối với việc Quyết định bổ nhiệm công chứng viên
Mã ngành kinh tế
Ngành nghề yêu cầu phải có Quyết định bổ nhiệm công chứng viên: Hành nghề công chứng.
Mã ngành kinh tế:
Điều kiện
 
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:
a) Có bằng cử nhân luật;
b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;
c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;
đ) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.
2. Trường hợp luật sư được bổ nhiệm công chứng viên
Luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng thì khi làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hoặc bổ sung thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng hoặc ký hợp đồng làm việc với Văn phòng công chứng phải có xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về việc đã rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn luật sư và giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề luật sư.
(Quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2006, Nghị định 04/2013/NĐ-CP))
Thành phần hồ sơ
1. Người hoàn thành tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên.
Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật;
b) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
c) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
d) Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn;
e) Sơ yếu lý lịch;
f) Giấy chứng nhận sức khoẻ.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng, người được miễn tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên.
Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật hoặc bằng tiến sỹ luật;
b) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng;
c) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ.
3 Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng có nhu cầu được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề tại Văn phòng công chứng thì trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải kèm theo giấy tờ chứng minh là đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng.
(Quy định tại Điều 18 Luật Công chứng 2006, Điều 4 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP)
Nơi nộp
hồ sơ
Sở Tư pháp địa phương
(Quy định tại Điều 18 Luật Công chứng 2006)
Trình tự,
thủ tục
Bước 1: Cá nhân tiến hành chuẩn bị hồ sơ hợp lệ nộp tại Sở Tư pháp ở địa phương.
Bước 2: Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Tư pháp, người nộp hồ sơ. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Người được bổ nhiệm công chứng viên thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ công chứng viên.
(Quy định tại Điều 18 Luật Công chứng 2006)
Thời hạn
giải quyết
30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
Lệ phí/phí
Không quy định.
Thời hạn hiệu lực
Số ngày hiệu lực
Hoặc “Không quy định”.
Xử lý vi phạm
Xử lý vi phạm đối với công chứng viên
Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2006)
Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Luật Công chứng 2006:
- Nghị định số 04/2013/NĐ-CP.
Thông tin khác
I. Chế độ hành nghề của công chứng viên
Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách; không được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp như luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác.
II. Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
1. Công chứng viên đang hành nghề công chứng có nghĩa vụ tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm. Thời gian bồi dưỡng tối thiểu là ba ngày. Nội dung bồi dưỡng bao gồm việc cập nhật mới các quy định của pháp luật về công chứng, các quy định pháp luật có liên quan và kỹ năng công chứng các loại hợp đồng, giao dịch.
Công chứng viên hoàn thành lớp bồi dưỡng thì được cấp Giấy chứng nhận.
2. Công chứng viên đang hành nghề công chứng mà không tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật hoặc theo Điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho công chứng viên
(Quy định tại Điều 2, 3 Nghị định 04/2013/NĐ-CP)
 
 
Qúy khách cần tư vấn luật doanh nghiệp xin liên hệ địa chỉ:

CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đ/C: P-2911-G3, KĐT Vinhomes Green Bay, Đại Lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đ/C: Số 6, Ngách 121, Ngõ Thái Thịnh 1, Thái Thịnh, Đống Đa , Hà Nội.

Đ/C: Số 11/44, Phan Bội Châu, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa.

Đ/C: Số 15, đường Trần Phú, phường Quang Trung, Phú lý, Hà Nam.

Đ/C: Số 68, Chùa Chuông, phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên, Hưng Yên .

Đ/C: Số 802, Lý Chính Thắng, Quận 3, TP HCM.

Luật sư tư vấn miễn phí: 0979 981 981 - 0983 138 381


Website:  
www.thanhlapdoanhnghiep.pro.vn


Các hỏi đáp khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật