Cập nhật lúc: 10/23/2013 2:47:01 AM

Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Hiện nay phần lớn các cá nhân, tổ chức khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, đều chọn loại hình doanh là nghiệp công ty cổ phần. Vì quan điểm của hầu hết mọi người đều cho răng, công ty cổ phần có quy mô lớn, nhưng xét về mặt pháp luật thì doanh nghiệp cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn về bản chất là gần như nhau theo Luật Doanh nghiệp. Dĩ nhiên mỗi loại hình công ty nó có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy tùy từng quy mô và chiến lược kinh doanh của mỗi công ty mà mỗi cá nhân hay tổ chức khi thành lập công ty nên chọn cho mình loại hình công ty phù hợp nhất. Quý khách hàng khi thành lập công ty cổ phần hãy để đội ngũ Luật sư của công ty Luật COVINA chúng tôi, tư vấn, trợ giúp quý khách về mặt pháp lý và thủ tục thành lập công ty tốt nhất.

1.  Khái niêm công ty cổ phần.

Công ty cổ phần
 là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập.
 
- Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.
 
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
 
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
 
Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.

* Ưu điểm:
 
- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
 
 - Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
 
- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
 
- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
 
- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
 
* Nhược điểm:

- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
 
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
 
2. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty cổ phần:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh công ty cổ phần (Theo Mẫu)
 
- Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần;
 
- Danh sách cổ đông sáng lập (Theo mẫu)
 
- Giấy ủy quyền;

- Biên bản họp cừ người đại diện trước pháp luật(Chức danh có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị, CTHĐQT kiêm Giám đốc...);
 
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc;
 
- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng;
 
- Sổ đăng ký cổ đông  sáng lập;
 
- Hợp đồng lao động;

- Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên, cổ đông sáng lập; nếu thành viên sáng lập hoặc cổ đông tham gia góp vốn là một tổ chức thì kèm thêm: Bản sao đăng ký kinh doanh của tổ chức; Quyết định góp vốn thành lập công ty của tổ chức; Quyết định cử ngưới đại diện quản lý vốn góp; Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu của người đại diện quản lý vốn của tổ chức;

- Bản sao chứng chỉ hành nghề, nếu công ty đăng ký ngành, nghề theo yêu cầu của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề; (Danh mục ngành, nghề cần chứng chi hành nghề)

- Biên bản xác nhận vốn pháp định, nếu kinh doanh ngành, nghề cần vốn pháp định; (Danh mục ngành, nghề cần vốn pháp định)

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

- Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính ;

- Tổng cục thuế;

- Công an tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở;

- Thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 10 ngày làm việc, không tính ngày nghỉ, lễ;

4. Công ty Luật COVINA đại diện khách hàng xin giấy phép đăng ký kinh doanh;

- Đại diện liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền;

- Đại diện theo dõi tình hợp lệ của hồ sơ, sửa đổi, bổ sung khi có yêu cầu;

- Đại diện nhận giấy chứng nhận ĐKKD;

- Đại diện khắc dấu pháp nhân(Dấu tròn), xin cấp giấy chứng nhận mẫu dấu;

5. Dịch vụ hậu mãi của Công ty Luật COVINA

- Giảm giá 20% khi quý khách sử dụng dịch vụ tiếp theo;

- Soạn thảo hồ sơ nội bộ;

- Cung cấp văn bản Luật miễn phí;

- Tư vấn miễn phí thiết kế website, logo;

- Tư vấn đăng ký bảo hộ bộ nhận diện thương hiệu;

- Tư vấn cơ cấu nhân sự, hợp đồng lao động của công ty;

- Tư vấn các loại thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế XNK;
 
 Qúi khách không có thời gian tiến hành những thủ tục trên, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi để được trợ giúp tốt nhất.

Căn cứ pháp lý:
1. Các Luật:
- Luật Đầu tư năm 2005;
2.Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:
   - Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
  - Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Cảm ơn.

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật