Cập nhật lúc: 10/30/2013 12:24:53 PM

Tác động suy giảm kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

 Tác động suy giảm kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Văn Đệ
                                               Ủy viên BCH phòng Thương mại công nghiệp Việt nam
                                               Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ & vừa Thanh Hóa

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh hóa có trên 7000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 40% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp , khoảng 35 % kinh doanh dịch vụ, khoảng 15 % kinh doanh xuất nhập khẩu và 10% kinh doanh các loại hình khác. Tuy số lượng doanh nghiệp trong tỉnh rất hùng hậu, nhưng hầu hết là doanh nghiệp vừa & nhỏ, cực nhỏ; qui mô sản xuất nhỏ thiếu mặt bằng kinh doanh, kinh doanh manh mún, trình độ quản lý còn hạn chế, chất lượng lao động thấp, máy móc trang thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, chưa có tính cạnh tranh cao, nhất là thị trường ngoài nước. Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng. Thiếu những công nhân có tay nghề, bậc thợ cao, tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang là những vẫn đề bất cập hiện nay ở các doanh nghiệp. Đặc biệt là thiếu vốn kinh doanh
 
Khủng khoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, trong đó Thanh hóa không nằm ngoài sự suy giảm mà ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thống các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng hóa công nghiệp. Giá cả các loại hàng hóa biến động khó lường, vốn vay ngân hàng giảm, lãi xuất ngân hàng tăng quá cao làm cho các doanh nghiệp không có khả vay và thanh toán ( 20 -22%) năm, dẫn đến sản phẩm đầu vào tăng , làm cho giá thành sản phẩm đầu ra rất khó tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thị trường ở ngoài nước bị cắt giảm sản lượng đáng kể, giá rẻ, phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh 6 tháng đầu năm 2011 hầu hết các doanh nghiệp bị suy giảm từ 30 – 35 % sản lượng. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán vốn vay ngân hàng, thanh toán tiền lương cho người lao động, nợ đọng tiền BHXH, BHYT .....theo số liệu khảo sát của Hiệp hội chỉ có khoảng 35 % doanh nghiệp ổn định, khoảng 50 % doanh nghiệp đang hoạt động rất khó khăn và 15% doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cho lao động tạm thời nghỉ việc hoặc một số bị mất việc làm, đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Số lao động này phải đổ dồn về Thành phố Thanh Hoá để bươn trải kiếm sống bằng rất nhiều nghề, làm ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và an toàn giao thông.........
 
Trước tình hình đó, ngay đầu năm 2011 UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tạo cơ chế, chính sách, bình ổn sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, việc làm, thu nhập cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất việc giảm biên chế.....sau hội nghị đó Hiệp hội đã phối hợp với Chi nhánh phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam tại Thanh hóa, đến khảo sát và nắm bắt tình hình một số doanh nghiệp đang gặp rất khó khăn trong kinh doanh và tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm một số doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định và phát triển. Trên cơ sở đó Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp đã tổ chức hội nghị để bàn những biện pháp, chương trình hành động và kế hoạch đối phó của doanh nghiệp trong bối cảnh suy giảm kinh tế mà tập trung vào 5 giải pháp cơ bản như sau ;
 
Một là : Các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với suy giảm kinh tế hiện nay. Trước hết phải phát huy nội lực nhất là giải pháp về vốn, huy động vốn nhàn rỗi trong CB.CNLĐ và các nguồn vốn khác, để tập trung cho SXKD, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Hai là : Chú trọng thị trường trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt, phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm các loại chi phí không cần thiết, thực hành tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm đầu ra. Các doanh nghiệp phải hỗ trợ nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm như nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, sử dụng dịch vụ của nhau.....

Ba là : Tiến hành rà soát, đáng giá chất lượng, số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp để từ đó xác định nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Số lao động dôi dư cần phải đào tạo mới, đào tạo lại để dáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới của doanh nghiệp. Mặt khác các DN hội viên có thể hỗ trợ nhau về nguồn nhân lực với nhiều hình thức hợp đồng lao động khác nhau, trước mắt là tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất lao động không có việc làm và thu nhập
 
Bốn là : Hiệp hội sẽ phối hợp với các ban, ngành chức để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhất là hệ thống các Ngân hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, ổn định sản xuất. Hiệp hội sẽ tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến quản bá thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, liên doanh, liên kết cùng tồn tại, phát triển.
 
Năm là : Hiệp hội sẽ phối hợp với chi nhánh Phòng Thương mại & công nghiệp Việt nam tại Thanh hóa mời các chuyên gia về kinh tế chuyên gia về thị trường mở các lớp tập huấn, nhằm nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế, thị trường, bán hàng......nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh của các doanh nghiệp
 
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thì kinh tế thế giới sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Để đối phó với khoảng kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế trong nước. Trước hết phải khẳng định kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước mà trong đó doanh nghiệp được hỗ trợ rất lớn từ những chính sách vĩ mô. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ & vừa xin kiến nghị với Nhà nước về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay như sau
 
Tăng cầu đầu tư Nhà nước với tăng cầu tiêu dùng của dân cư để giải quyết sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Xem xét các giải pháp kích cầu để giảm khó khăn cho doanh nghiệp theo hướng thị trường hơn. Đặc biệt hỗ trợ chính sách về thuế như giảm tín dụng, bảo lãnh tín dụng và giảm thuế, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp và hoàn thuế GTGT hiệu quả.
 
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, xóa bỏ những rào cản, thủ tục hành chính không phù hợp gây phiền hà, cản trở cho doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định còn thiếu, nhất là những chính sách về mặt bằng sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin và đổi mới công nghệ, thiết bị.....tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giải ngân tối đa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thị trường mở, nhất là các thủ tục xuất, nhập khẩu.
 
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về trí, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là trong giai đoạn hiện nay ; Nhà nước cần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động nữ để định sản xuất, tạo thu nhập cho người lao động
 
Suy giảm kinh tế, lạm pháp đang đặt ra cho nền kinh tế nói chung các doanh nghiệp nói riêng những khó khăn và thách thức khó lường. Với những gì mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo để giải quyết cùng với các cấp, các ngành và sự năng động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng kinh tế Việt nam sẽ vượt qua và phát triển ổn định trong thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp sẽ vượt qua đứng vững trong nền kinh tế thị trường và hội nhập./. 
 
 

Các bài viết khác

Hỗ trợ luật doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
Hottline:
0979 981 981
Email:
Tư vấn Đầu tư
Hottline:
0983 138 381
Email:
Hỏi đáp pháp luật